Từ
một làng quê thuần nông, không có nghề phụ, thu nhập chủ yếu chỉ trông chờ vào
2 vụ lúa và một vụ màu. Cuộc sống vô cùng khó khăn, nhưng đến nay thôn Yên Hồng,
xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã từng ngày “thay da đổi thịt”. Có
được thành quả đó là nhờ vào xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Trước kia, người dân nơi đây chịu thương chịu
khó làm ăn, đầu tắt mặt tối để chăm lo cho vài sào ruộng, vất vả là thế nhưng
cũng chỉ tạm đủ ăn. Họ sống trong những ngôi nhà ngói chật hẹp, cuộc sống có đủ
cơm ăn, đủ tiền nuôi con cái ăn học là hạnh phúc lắm rồi. Được sống trong những
ngôi nhà cao tầng chỉ có trong giấc mơ.
Nhưng
giờ đây, đến với thôn Yên Hồng, khiến không ít người phải ngỡ ngàng bởi sự đổi
mới nhanh chóng của làng quê này. Những ngôi nhà mái ngói được thay thế bằng những
ngôi nhà cao tầng khang trang nối tiếp nhau.
Chúng
tôi đến thăm nhà chị Nguyễn Thị Thuận, ngôi nhà 3 tầng được anh chị xây dựng
cách đây vài năm. Trong nhà là đầy đủ tiện nghi như ti vi màn hình phẳng, tủ lạnh
, điều hòa, xe gas cùng với nhiều đồ dùng, thiết bị sinh hoạt hiện đại trong
nhà.
Chị
Thuận chia sẻ, để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, đó là nhờ vợ chồng chị đi
xuất khẩu lao động Nhật Bản. Năm 2010, với số vốn vay mượn của anh em, bạn bè
và gia đình hai bên, chị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với ngành điện tử. Mới
đầu, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi quen người, quen việc thì thu
nhập của chị dần ổn định, với khoảng 130.000 yên, tính ra vào khoảng 25 triệu
tiền Việt, sau khoảng 1 năm chị trả được nợ và có tiền để dành. Chị Thuận cho
biết: Trước cuộc sống chỉ trông chờ vào
vài sào ruộng. Nhưng nhờ đi xuất khẩu lao động mà vật chất giàu lên, tinh thần
cũng được cải thiện.
Làng
quê giàu lên nhờ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Khi
về nước, với lòng nhiệt tình muốn tham gia đóng góp công sức cho quê hương, chị
xin vào làm tại ban kế hoạch hóa gia đình của xã. Hiện tại, chị đang theo học lớp
trung cấp để nâng cao kiến thức chuyên môn.
Cách
đó vài m là gia đình anh Đinh Văn Thông. Cuộc sống trước đây của hai vợ chồng gặp
rất nhiều khó khăn. Vợ chồng anh chị ra ở riêng với 2 bàn tay trắng, phải tự
bươn trải nhiều nghề để lo cho gia đình nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Từ khi anh
đi xuất khẩu lao động, cuộc sống của anh chị thay đổi hẳn. Anh chị xây được nhà
tầng khang trang, sắm sửa tiện nghi cho gia đình. Trước đây, cả năm thu nhập của
gia đình anh chị khoảng 15 đến 20 triệu đồng thì khi đi xuất khẩu lao động Nhật
Bản thì số tiền thu nhập 1 tháng của anh đã bằng thu nhập 1 năm khi vợ chồng
anh ở nhà chồng lúa. Không những trả nợ, mua đồ dùng sinh hoạt đầy đủ mà gia
đình anh còn có điều kiện cho con cái học hành “đến nơi đến trốn”.
Từ
5 năm trở lại đây, thôn Yên Hồng đi lao động nước ngoài rất nhiều. Toàn thôn có
khoảng 200 hộ dân, thì số người đi xuất khẩu lao động chiếm khoảng 50%, chủ yếu
là họ sang Nhật Bản. Bởi, môi trường lao động ở đây khá tốt. Số người đi lao động
ở nước ngoài đã tác động tích cực tới nhiều mặt của xã hội, nhận thức của người
dân được nâng cao, thay đổi tập quán
canh tác lạc hậu, phát triển các công nghệ sản xuất tiên tiến.
Thu
nhập nhờ xuất khẩu lao động ổn định, không những đời sống của gia đình được cải
thiện mà họ còn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của thôn, xã.
Nhờ
xuất khẩu lao động mà bộ mặt nông thôn Yên Hồng có nhiều khởi sắc. Không còn cảnh
chạy ăn từng bữa, không còn hộ nghèo. Thu nhập bình quân của các hộ cao, góp phần
vào việc nâng cao đời sống của người dân. Có thể nói, nếu thực hiện tốt chủ
trương xuất khẩu lao động của Đảng thì việc đưa người dân đi nước ngoài lao động
là con đường xóa đói giảm nghèo nhanh chóng.
0 comments:
Đăng nhận xét