Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc



Việt Nam với lợi thế là nước có ngành may mặc phát triển, lao động lại khéo léo nên luôn được các xí nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng. Hãy cùng JVNET tìm hiểu chi tiết về những thuận lợi và khó khăn của công việc này tại đất nước Nhật Bản.
Những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu lao độngNhật Bản trong ngành may mặc


1.Sơ lược về ngành may mặc
Ngành may mặc là một trong số những ngành có số lượng lao động xuất khẩu lớn hiện nay. Ngành này cũng được JITCO (Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản) đang cho phép tuyển dụng lao động với 10 loại ngành nghề và 17 công việc khác nhau.
Trước đây lao động nước ngoài làm việc trong ngành này tại Nhật Bản chủ yếu đến từ Philippin và Trung Quốc nhưng hiện nay các doanh nghiệp đang chuyển hướng tuyển dụng lao động tại thị trường Việt Nam. Lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra là lao động Việt Nam chăm chỉ và khéo tay hơn so với các quốc gia khác.
2.Tiêu chuẩn để đi XKLĐ Nhật Bản trong ngành may mặc
Tiêu chỉ tuyển dụng của lao động trong ngành may mặc cũng không khắt khe như các ngành nghề cơ khí, xây dựng…Các công ty Nhật Bản chủ yếu tuyển dụng nữ giới có kinh nghiệm trong nghề may. Người Nhật chủ yếu chú trọng vào sự khéo léo và chăm chỉ của lao động trong quá trình tuyển chọn các ứng viên.
3.Quy trình tuyển chọn
Quy trình tuyển chọn lao động trong ngành may mặc thì hơi khác so với các ngành nghề khác. Ngoài các bài thi kỹ năng, phỏng vấn thì các ứng viên cần có thêm một bài thi thực hành để kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề.
4.Chế độ phúc lợi
Mức lương của người lao động trong nghề may mặc dao động từ 125.000-145.000 yên/tháng. Được hưởng đầy đủ các chính sách bảo hiểm của chính phủ Nhật Bản.
Thời gian làm việc là 8 tiếng/ngày.
5.Thuận lợi
-Ngành may mặc là ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn tại Nhật Bản, nên khả năng trúng tuyển của các ứng viên là rất cao.
-Các yêu cầu tuyển dụng thường dễ dàng hơn với các ứng viên Việt Nam
-Công việc không quá nặng nhọc và không nguy hiểm
-Nhiều việc làm thêm
6.Khó khăn
Ngành may mặc được làm việc theo dây chuyền nên các công việc thường áp lực về thời gian và cần độ chính xác.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật bản có thêm nhiều thông tin. Bạn muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong ngành may mặc hãy liên lạc với JVNET theo số điện thoại tư vấn 043 755 6251.

Lao động phổ thông có đi XKLĐ Nhật Bản được không?



Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang thu hút nhiều lao động Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Với mong muốn được sang làm việc tại môi trường chuyên nghiệp, kiếm được nhiều tiền để phụ giúp gia đình và xây dựng cuộc sống sau này.
Tuy nhiên, còn rất nhiều thắc mắc qua chương trình này, ví dụ như câu hỏi sau đây:
“Em vừa học xong cấp 3, em chưa học nghề gì cả và vẫn chỉ là lao động phổ thông. Vậy em có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?”
Câu hỏi này có lẽ còn là thắc mắc của rất nhiều các bạn trẻ. JVNET sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.

Chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản đã có từ lâu, trước đây để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì  rất khó khăn vì hầu hết các công việc mà các xí nghiệp Nhật Bản tuyển dụng chỉ cần số lượng lao động ít và đòi hỏi về tay nghề. Vì vậy các công ty phái cử của Việt Nam luôn chọn các bạn có bằng cấp và tay nghề.
Kể từ năm 2012 đến nay thì đi sang Nhật Bản làm việc đã không còn khó khăn như trước. Bởi lẽ thị trường này đang ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam và Nhật Bản cũng đang cần một lượng lớn lao động để phát triển kinh tế đất nước.
Đối với các công tu phái cử của Việt Nam, vào thời điểm hiện nay hầu hết các công ty đều có rất nhiều đơn hàng, có cả đơn hàng cần tay nghề và đơn hàng dành cho lao động phổ thông, do đó các tiêu chí tuyển chọn của các công ty dịch vụ Việt Nam cũng được mở rộng.
Thực tế là ngoài những đơn hàng cần có tay nghề thì có rất nhiều đơn hàng không yêu cầu tay nghề, mà chỉ cần lấy lao động phổ thông, thậm chí nhiều đơn hàng cũng không bắt buộc có bằng cấp cụ thể.
Điều kiện cơ bản để đi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản
1.Yêu cầu độ tuổi
Đối với lao động phổ thông: Độ tuổi từ 18-35 tuổi. Nếu có tay nghề cụ thể thì có thể lấy đến 38 tuổi như có tay nghề hàn, tiện…
2.Đạt điều kiện sức khỏe
Điều kiện sức khỏe là không bị mắc viêm gan A,B,C….không mắc các bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho phép nhập cảnh.
Nam cao 1,60m trở lên, nặng 50 kg trở lên
Nữ cao1,48m trở lên, nặng 40 kg trở lên
3.Bằng cấp
Tùy thuộc từng đơn hàng, thông thường yêu cầu bằng THPT, các đơn hàng xây dựng có thể chỉ yêu cầu bằng THCS hoặc có những đơn hàng không yêu cầu bằng cấp.
4.Về tiếng Nhật
Hầu hết các đơn hàng không yều cầu phải biết tiếng Nhật trước, sau khi phỏng vấn trúng tuyển đơn hàng thì thực tập sinh sẽ được học một khóa tiếng Nhật. Tại JVNET thực tập sinh sẽ được học tiếng Nhật miễn phí tại trung tâm đào tạo của công ty trong thời gian từ 4-6 tháng.
Trên đây là những yêu cầu cơ bản của hầu hết các chủ xí nghiệp, nghiệp đoàn Nhật Bản.
Nếu bạn có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì hãy liên hệ trực tiếp với cán bộ tuyển dụng của JVNET, tránh bị môi giới, cò mồi lừa đảo, số điện thoại tư vấn: 043 755 6351

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Những điều cần biết về văn hóa đi tàu điện tại đất nước Nhật Bản



Tàu điện là phương tiện vô cùng thông dụng và không thể thiếu trong đời sống của người Nhật Bản. Mỗi ngày tại Nhật Bản có gần 60 triệu người sử dụng phương tiện giao thông phổ biến này bởi nó có giá khá rẻ và vô cùng tiện lợi. Hơn nữa, hệ thống tàu điện ở đây hoạt động rất trơn tru, trật tự và sạch sẽ với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ban quản lý và hành khách.
Sang làm việc tại Nhật Bản, chắc chắn bạn cũng nên tìm hiểu và sử dụng phương tiện đi lại tiện lợi này. Dưới đây, JVNET xin cung cấp cho bạn những nội dung về văn hóa đi tàu điện mà có thể sẽ rất hữu ích cho bạn.

1.Ga tàu sạch sẽ
Ở Nhật, sàn nhà ga luôn sạch bóng mặc dù không có thùng rác, trừ một số thùng rác đặc biệt để tái chế, được đặt bên cạnh máy bán tự động. Hơn nữa, nhà vệ sinh trong hệ thống nhà ga cũng luôn được dọn dẹp và trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao.
2.Văn hóa hành khách
Hành khách luôn chờ tàu tại các vạch vàng gần đường ray. Tất cả hành khách đều được xếp hàng ngay ngắn, trật tự và không có chuyện chen lấn xô đẩy khi chờ tàu. Chính vì vậy ngay cả trong những khung giờ cao điểm thì cũng không xảy ra tình trạng hỗ loạn.
3.Khoang dành riêng cho phụ nữ
Vào khung giờ cao điểm, để đảm bảo sự an toàn cho phụ nữ, học sinh tiểu học và trẻ em thì các nhà ga đều có khu vực lên tàu dành riêng cho khoang này với biển báo rõ ràng.
4.Giữ trật tự trên tàu
Tại các khoang tàu, không có chuyện ồn ào, ầm ĩ vì mỗi hành khách đều có ý thức giữ trật tự. Một số chuyến tàu còn đề nghị hành khách chuyển điện thoại sang chế độ im lặng và hạn chế nói chuyện điện thoại.
6.Đội ngũ nhân viên ga tàu
Đội ngũ nhân viên tại đây luôn sẵn sàng giúp đỡ các hành khách  và nghiêm túc trong công việc. Công việc hàng ngày của họ là phải đảm bảo việc lên xuống tàu vào giờ cao điểm diễn ra suôn sẻ và an toàn.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn khỏi bỡ ngỡ về văn hóa đi tàu điện khi sang làm việc tại Nhật Bản.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Đi XKLĐ Nhật Bản ngành xây dựng có an toàn?



Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đang được người lao động quan tâm bởi thị trường này đem lại mức thu nhập tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, đi xuất khẩu lao động thường là những người lao động phổ thông chưa có kinh nghiệm nên việc lựa chọn công việc phù hợp cũng vô cùng khó khăn. Hiện nay, Nhật Bản đang ưu tiên tuyển dụng lao động trong ngành xây dựng nhằm mục đích tái thiết đất nước sau thiên tai và chuẩn bị cho Olympic được tổ chức vào năm 2020. Vậy sang làm việc tại Nhật Bản trong ngành xây dựng có tốt không, điều kiện của các lao động làm xây dựng ở Nhật Bản thực tế như thế nào, mức lương hàng tháng mà các công nhân nhận được có cao không, điều kiện sinh hoạt, ăn ở như thế nào. Đây là những thắc mắc, băn khoăn của hầu hết các bạn muốn sang Nhật Bản làm việc trong ngành xây dựng.
1.Môi trường sinh của lao động trong ngành xây dựng tại Nhật Bản
Nếu nhìn vào môi trường sinh hoạt của lao động trong ngành xây dựng tại Việt Nam thì ta thấy rõ điều kiện sinh hoạt kém hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Công nhân thường phải đi theo công trình, môi trường sinh hoạt thường là tạm bợ tại các lều, lán ngay cạnh công trình. Vậy môi trường làm việc của lao động xây dựng tại Nhật Bản có như vậy không?
Môi trường làm việc của lao động trong ngành xây dựng ở Nhật Bản lại trái ngược hoàn toàn – lao động được làm việc theo giờ hành chính như nhân viên văn phòng, tức là 8 tiếng/ngày, họ được bố trí ký túc xá để ăn ở và sinh hoạt, các điều kiện khác như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa…cũng phải được đảm bảo. 
Hàng ngày, lao động sẽ được xe đưa đón đi làm việc với các công trường ở cách xa ký túc xá. Tóm lại, lao động làm việc trong ngành xây dựng tại Nhật bản có cuộc sống sinh hoạt và làm việc tách biệt hoàn toàn đối với công trường xây dựng. Không có chuyện dựng lán tạm bợ bên cạnh các công trường để ăn ở, sinh hoạt.
2. Đảm bảo an toàn của lao động ngành xây dựng
An toàn lao động luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu với các chủ sử dụng lao động. Trong luật lao động của Nhật Bản, đảm bảo an toàn lao động được quy định rõ ràng, người Nhật thì luôn tuân thủ pháp luật và thực hiện rất nghiêm túc, không lách luật như đất nước chúng ta. Do đó an toàn lao động của công nhân làm xây dựng tại Nhật Bản được xếp vào top số 1 trên thế giới.
Lao động khi sang làm việc tại Nhật Bản đều được đóng bảo hiểm, đối với lao động khi gặp rủi ro dù chỉ là gãy chân tay cũng đều được nhận số tiền bảo hiểm khá lớn  từ 150 – 300 triệu. Các cơ quan bảo hiểm ở đây cũng luôn luôn kiểm tra môi trường làm việc, tình trạng sức rất nghiêm ngặt. Nếu công ty nào vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Vì vậy hầu hết các công ty, xí nghiệp tại Nhật Bản luôn đảm bảo an toàn nhất cho lao động của mình.
3.Khí hậu tại Nhật Bản ủng hộ lao động làm xây dựng
Điều khá bất lợi cho lao động trong ngành xây dựng là phải làm việc ngoài trời, tuy vậy ở Nhật Bản, thời tiết, khí hậu lại khá ủng hộ cho những lao động phải làm việc ngoài trời. Ở Nhật không có những cái nắng gay gắt như mùa hè tại miền Bắc, cũng không có những ngày rét buốt như những ngày mùa đông Việt Nam. Đây là lợi thế vô cùng lớn, nhưng cũng không tránh khỏi những ngày mưa tầm tã ở Nhật. Thông thường những ngày mưa gió các chủ xây dựng ở Nhật luôn cho lao động nghỉ và vẫn trả lương cơ bản, hoặc có thể luân chuyển qua các khâu đoạn khác mà thời tiết không ảnh hưởng.
4.Mức thu nhập của lao động ngành xây dựng
Về cơ bản, mức lương trong ngành xây đựng tại Nhật Bản có phần nhỉnh hơn các ngành nghề khác. Hơn nữa các xí nghiệp Nhật Bản cũng tạo mọi điều kiện để lao động có thể làm tăng ca để có thêm thu nhập, hỗ trợ tiền ăn, tiền bảo hiểm hay tiền thuế.
5.Làm xây dựng ở Nhật Bản có quá nặng nhọc, vất vả?
Đã là đi lao động thì không có công việc gì nhàn mà kiếm được nhiều tiền cả, các bạn có làm trong nhà máy, nông nghiệp, điện tử hay làm xây dựng thì để có thu nhập cao các bạn cũng phải làm việc nhiều thời gian, nghĩa là phải làm thêm nhiều. Và làm nhiều thì đương nhiên là vất vả nhưng điều kiện làm việc ở Nhật thì hầu như tất cả các ngành nghề công việc đều không đòi hỏi phải có sức khỏe cơ bắp nhiều, công việc cũng không quá khó nhọc, mất nhiều sức như lao động phổ thông tại Việt Nam.
Trên đây là cái nhìn tổng quan về môi trường làm việc của lao động làm trong ngành xây dựng ở Nhật Bản. Bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với JVNET theo số điện thoại tư vấn để được giải đáp: 043 755 6251

Blog Archive

Hot News

Được tạo bởi Blogger.

Random Posts

News

Design

Pages

Technology

Circle Gallery

JVNET - XKLĐ NHẬT BẢN © 2013 Published By Gooyaabi Templates Supported by Best Blogger Templates and Premium Blog Templates - Web Design