Người
Nhật sẽ đón tết theo tết dương lịch. Ngày tết của Nhật Bản luôn thể hiện rõ nét
tinh hoa của dân tộc và còn lưu giữ nhiều phong tục đặc sắc. Từ những món ăn
cho đến các hoạt động ngày tết, tất cả đều mang ý nghĩa sâu sa và thú vị.
Trước
ngày 31/12 và Omisoka
Omisoka
là từ mà người Nhật dùng để chỉ ngày 31/12. Tháng 12 lúc nào cũng rất tất bật với
công đoạn chuẩn bị đón năm mới. Ở các khu chợ và cửa hàng, người người sắm sửa
đồ Tết. Trong nhà, cả gia đình cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị Osechi
và trang hoàng cho ngôi nhà.
Osouji
– Đợt tổng vệ sinh
Để
chào đón các vị thần năm mới đến nhà, nhà cửa sẽ phải được vệ sinh sạch sẽ.
Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu đợt tổng vệ sinh vào ngày 13/12, hay còn được
gọi là ngày “Susuharai”, nhưng dạo gần đây có nhiều gia đình đợi đến gần ngày
31 mới lên kế hoạch dọn dẹp. Các thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ
Susuharai linh thiêng vào ngày 13.
Trang
trí ngày tết
Sau
đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa,
tốt nhất là ngày 28 hoặc 30. Bởi
vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức
“Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát
với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.
Kagamimochi:
Mâm bánh dày – Mochi cùng một quả quýt Nhật – Mikan bên trên. Đây là nơi các vị
thần trú lại khi đến thăm nhà, được đặt ở nơi trang trọng và xinh đẹp nhất của
ngôi nhà.
Kadomatsu:
Bao gồm cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo, được xem là dấu hiệu của thần
linh. Người Nhật trang trí Kadomatsu ngay trước nhà và sử dụng các loài cây
mang ý nghĩa phúc lành như thông, tre…
Shimekazari:Thường
được trang trí ngay lối vào nhà và bàn thờ, nhằm thể hiện ngôi nhà là nơi linh thiêng
và có tác dụng trừ tà.
Nengajo
– Thiệp chúc tết
Thiệp
chúc tết cũng sẽ được chuẩn bị xong vào tháng 12. Những tấm bưu thiếp có vẽ
hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình và kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến
nhà người thân và những người giúp đỡ mình.
Toshikoshi
soba và Joya no kane
Ăn
mì trường thọ- Toshikoshi Soba – là một đặc trưng vào đêm Omisoka. Có nhà ăn mì
trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối với Sushi, cua
hay lẩu Sukiyaki mới thưởng thức Toshikoshi Soba trong tiếng chương giao thừa –
Joya Kane. Các ngôi chùa ở mỗi địa phương cũng sẽ gióng lên 108 tiếng chuông
thánh thót – tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo cách nghĩ
của phật pháp.
Từ
ngày 1/1 – Gantan
Ngày
1/1 được gọi là “Gantan” và là ngày bắt đầu của năm mới ở Nhật. Từ ngày 1 đến
ngày 3 được gọi là “San ga Nichi” và là ngày nghỉ Tết của nhiều công ty, cửa
hàng. Tùy vào từng địa phương mà thời gian kéo dài ngày 7/1, còn những vùng gần
Osaka kéo dài đến ngày 15/1. Vật trang trí ngày Tết sẽ được tháo xuống vào ngày
cuối cùng của Matsu no Uchi.
“Akemashite
omedetou gozaimasu”
Đây
là câu chúc mừng năm mới trong tiếng Nhật. Vào sáng ngày Gantan, người Nhật sẽ
thong thả thưởng thức Osechi và Ozouni. Tiếp theo, mọi người sẽ cùng về quê
thăm gia đình hoặc họp mặt người thân. Kimono thường được mặc trong dịp này
nhưng cũng có nhiều người mặc trang phục thường ngày.
Hatsumoude
Đây
là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm, để cầu mong sự bình an và
hạnh phúc. Có nhiều người khởi hành từ tối 31 và viếng Thần điện vào ngay thời
khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu
phúc. Vào dịp này, các Thần điện cũng rất đông đúc, nhất là những thần điện nổi
tiếng ở Asakusa hay Kyoto.
Otoshidama
Đây
là tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em sẽ rất háo hức với khoản
Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu sẽ phải chi một khoản lì
xì đáng kể.
Hy
vọng những thông tin JVNET cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về những phong tục
ngày tết của Nhật Bản. Bạn sang làm việc tại Nhật bản cũng sẽ hòa chung với
không khí và ăn tết tại đất nước này.
0 comments:
Đăng nhận xét