Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Những câu giao tiếp tiếng Nhật bạn nên thuộc

Các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đã thuộc hết những câu giao tiếp Tiếng Nhật hàng ngày chưa nhỉ? Bạn hãy chú ý học thuộc những câu này để phòng khi cần nhé.
Hãy cùng JVNET ôn lại những câu giao tiếp hàng ngày nào!!!



1. うございます(Ohayou gozaimasu): Chào buổi sáng.
2.
(Konnichiwa): Chào buổi trưa
3.
こんばんは(Konbanwa): Chào buổi tối.
4.
またお目に掛かれて しいです(Mata o-me ni kakarete Ureshiidesu): Tôi rất vui được gặp lại bạn.
5.
ご無沙汰しています(Gobusatashi teimasu): Lâu quá không gặp.
6.
お元 気ですか(Ogenkiduseka): Bạn khoẻ không?
7.
んで その ように します。(Yorokonde sono younishimasu): Tôi rất vui lòng được làm như vậy.
8.
調 はどうですか (Chyoushi wa doudesuka): Nó đang tiến triển thế nào?
9.
様なら(sayounara): Tạm biệt !
10.
みなさい(oyasuminasai): Chúc ngủ ngon !
11.
また (mata atode): Hẹn gặp bạn sau !
12.
これは の名 刺です(kore ha watashi no meishi desu): Đây là danh thiếp của tôi.
13.
では、また(dewa mata): Hẹn sớm gặp lại bạn!
14.
張って!(ganbatte): Chúc may mắn!
15.
済みません hoặc 免なさい(sumimasen hoặc gomennasai): Xin lỗi
16.
のせいです(watashi no seidesu): Đó là lỗi của tôi
17.
でした(Watashi no fu chū ideshita):Tôi đã rất bất cẩn
18.
そんな ではありませんでした(Sonna kokoro sande wa arimasendeshita): Tôi không có ý đó.
19.
度はきちんとします(Kondo wa kichintoshimasu): Lần sau tôi sẽ làm đúng.
20.
お待たせして ありません(Omataseshite mou wakearimasen): Xin lỗi vì đã làm bạn đợi
21.
くなって済みません(Osoku natta sumimasen):Xin tha lỗi vì tôi đến trễ.
22.
ですか?(Gomeiwakudesuka): Tôi có đang làm phiền bạn không?
24.
少々, します(Shyou shyou shitureishi): Xin lỗi đợi tôi một chút
25.
いろいろ おせわになりました( Iroiro osewani narimashita): Xin cảm ơn anh đã giúp đỡ.
Tại JVNET đang còn rất nhiều đơn hàng tốt để bạn có thể lựa chọn nếu bạn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017. Hãy liên hệ ngay với JVNET theo số điện thoại Hotline 0989 501 009.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Phong tục đón năm mới của người Nhật

Người Nhật sẽ đón tết theo tết dương lịch. Ngày tết của Nhật Bản luôn thể hiện rõ nét tinh hoa của dân tộc và còn lưu giữ nhiều phong tục đặc sắc. Từ những món ăn cho đến các hoạt động ngày tết, tất cả đều mang ý nghĩa sâu sa và thú vị.

Trước ngày 31/12 và Omisoka
Omisoka là từ mà người Nhật dùng để chỉ ngày 31/12. Tháng 12 lúc nào cũng rất tất bật với công đoạn chuẩn bị đón năm mới. Ở các khu chợ và cửa hàng, người người sắm sửa đồ Tết. Trong nhà, cả gia đình cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị Osechi và trang hoàng cho ngôi nhà.

Osouji – Đợt tổng vệ sinh
Để chào đón các vị thần năm mới đến nhà, nhà cửa sẽ phải được vệ sinh sạch sẽ. Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu đợt tổng vệ sinh vào ngày 13/12, hay còn được gọi là ngày “Susuharai”, nhưng dạo gần đây có nhiều gia đình đợi đến gần ngày 31 mới lên kế hoạch dọn dẹp. Các thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13.
Trang trí ngày tết
Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa,  tốt nhất là ngày 28 hoặc 30. Bởi  vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.
Kagamimochi: Mâm bánh dày – Mochi cùng một quả quýt Nhật – Mikan bên trên. Đây là nơi các vị thần trú lại khi đến thăm nhà, được đặt ở nơi trang trọng và xinh đẹp nhất của ngôi nhà.
Kadomatsu: Bao gồm cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo, được xem là dấu hiệu của thần linh. Người Nhật trang trí Kadomatsu ngay trước nhà và sử dụng các loài cây mang ý nghĩa phúc lành như thông, tre…
Shimekazari:Thường được trang trí ngay lối vào nhà và bàn thờ, nhằm thể hiện ngôi nhà là nơi linh thiêng và có tác dụng trừ tà.
Nengajo – Thiệp chúc tết
Thiệp chúc tết cũng sẽ được chuẩn bị xong vào tháng 12. Những tấm bưu thiếp có vẽ hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình và kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến nhà người thân và những người giúp đỡ mình.
Toshikoshi soba và Joya no kane
Ăn mì trường thọ- Toshikoshi Soba – là một đặc trưng vào đêm Omisoka. Có nhà ăn mì trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối với Sushi, cua hay lẩu Sukiyaki mới thưởng thức Toshikoshi Soba trong tiếng chương giao thừa – Joya Kane. Các ngôi chùa ở mỗi địa phương cũng sẽ gióng lên 108 tiếng chuông thánh thót – tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo cách nghĩ của phật pháp.
Từ ngày 1/1 – Gantan
Ngày 1/1 được gọi là “Gantan” và là ngày bắt đầu của năm mới ở Nhật. Từ ngày 1 đến ngày 3 được gọi là “San ga Nichi” và là ngày nghỉ Tết của nhiều công ty, cửa hàng. Tùy vào từng địa phương mà thời gian kéo dài ngày 7/1, còn những vùng gần Osaka kéo dài đến ngày 15/1. Vật trang trí ngày Tết sẽ được tháo xuống vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi.
“Akemashite omedetou gozaimasu”
Đây là câu chúc mừng năm mới trong tiếng Nhật. Vào sáng ngày Gantan, người Nhật sẽ thong thả thưởng thức Osechi và Ozouni. Tiếp theo, mọi người sẽ cùng về quê thăm gia đình hoặc họp mặt người thân. Kimono thường được mặc trong dịp này nhưng cũng có nhiều người mặc trang phục thường ngày.
Hatsumoude
Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm, để cầu mong sự bình an và hạnh phúc. Có nhiều người khởi hành từ tối 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, các Thần điện cũng rất đông đúc, nhất là những thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto.
Otoshidama
Đây là tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em sẽ rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu sẽ phải chi một khoản lì xì đáng kể.
Hy vọng những thông tin JVNET cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về những phong tục ngày tết của Nhật Bản. Bạn sang làm việc tại Nhật bản cũng sẽ hòa chung với không khí và ăn tết tại đất nước này.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Lễ hội pháo hoa đặc sắc của đất nước Nhật Bản

Lễ hội pháo hoa được coi là một trong những lễ hội truyền thống và có sức lôi cuốn đối với du khách khi đến với Nhật Bản. Do vậy, khi sang làm việc tại Nhật Bản, thực tập sinh sẽ có cơ hội được tận hưởng trọn vẹn nền văn hóa Nhật Bản khi tham gia lễ hội này


Địa điểm tổ chức lễ hội bắn pháo hoa tại Nhật Bản
Lễ hội bắn pháo hoa đầu tiên tại Nhật Bản được tổ chức tại thành phố Edo vào nă 1733, nhằm cầu siêu cho những linh hồn đã mất trong nạn đói lớn, đồng thời cầu một mùa màng bội thu.
Sau đó lễ hội pháo hoa được Nhật Bản phát triển thành loại hình nghệ thuật và hoạt động văn hóa đặc sắc của đất nước này.
Thời gian tổ chức lễ hội pháo hoa
Lễ hội pháo hoa tại Nhật bản thường được tổ chức vào giai đoạn cuối tháng 7, đầu tháng 8 và cuối tháng 1 đầu tháng 2 hàng năm. Đây chính là thời gian nghỉ hè và Tết nguyên đán, các lễ hội cổ truyền được tổ chức nhiều nhất.
Tại lễ hội bắn pháo hoa, người Nhật thường diện các bộ trang phục truyền thống như kimono, yukata, đi dạo qua những gian hàng với các trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn đường phố đặc trưng như bánh bạch tuộc “takoyaki”, bánh xèo “okonomiyaki”…
Tuy nhiên, để có thể ngắm trọn vẹn toàn cảnh lễ hội pháo hoa, mọi người thường trải thảm ngồi trên các bãi cỏ hay đứng cạnh ven sông, ven hồ từ sớm. Khi tiếng pháo hoa nổi lên thì cũng là lúc người Nhật Bản dành cho nhau những lời chúc hay ước muốn cho một năm mới tốt đẹp.
Lễ hội bắn pháo hoa tại OkunikkoYumoto
Thời điểm tổ chức lễ hội pháo hoa đáng chú ý vào đầu tháng 2 có thể kể đến như lễ hội Tuyết ở tỉnh Okunikko Yumoto.
Trong suốt dịp lễ hội, du khách sẽ được cấp thẻ thông hành “Yumeguri Pass”, thưởng thức suối nước nóng và các hoạt động vui chơi hoàn hoàn miễn phí. Lễ hội Tuyết Ouchi-juku của làng Samurai, tỉnh Tohoku cũng rất đặc sắc với các tiết mục nghệ thuật truyền thống và nhảy múa “yosakoi” vui nhộn trước thời điểm bắn pháo hoa.
Vào ban đêm, những ngọn nến sẽ được thắp sáng trong những chiếc đèn lồng tuyết được đặt trước mỗi ngôi làng tại làng Samurai tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo.
Phương tiện di chuyển đến lễ hội
Với lịch trình linh hoạt, thời gian di chuyển nhanh chóng, du lịch bằng tàu hỏa với Tobu Railway là một trong những lựa chọn hợp lý của mùa lễ hội pháo hoa năm nay.
Bên cạnh đó, Tobu còn cung cấp cho du khách nhiều tiện ích như wifi miễn phí, tư vấn địa điểm và mua vé online, các phiếu ưu đãi tham gia các trò chơi tại lễ hội khu giải trí.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn thực tập sinh tại Nhật Bản có nhiều thông tin để hiểu thêm về đất nước Nhật Bản.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

5 lý do giải thích vì sao Nhật Bản lại trở thành quốc gia sạch nhất thế giới

Đất nước Nhật Bản luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị khiến cả thế giới phải hâm mộ. Dù chịu nhiều tác động của thiên tai nhưng Nhật Bản lại có mặt trong danh sách những quốc gia sạch nhất thế giới.



Những thói quen giúp Nhật Bản là quốc gia sạch nhất thế giới
1.Mang rác về nhà để phân loại
Thùng rác là vật dụng thường thấy trên các đường phố ở khắp nơi trên thế giới. Điều này như nhắc nhở người dân giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác ra đường. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có rất ít thùng rác công cộng.
Người dân Nhật Bản được giáo dục từ nhỏ về trách nhiệm với xã hội, về việc giữ gìn vệ sinh chung. Do đó, họ sẵn sàng mang rác về nhà để phân loại thay vì bỏ bừa bãi ra đường.
Xem thêm: 
2.Nhà cửa và cơ quan làm việc tại Nhật Bản luôn sạch sẽ
Điều này lý giải tại sao nhu cầu nhân lực ngành lao động, dọn dẹp lại lớn như thế. Mỗi sáng, Nhật Bản có thói quen dọn dẹp nhà cửa. Nhân viên tại các cơ quan dọn sạch sẽ nơi làm việc.
3.Mạng lưới tổ chức dọn dẹp rác thải
Có nhiều tổ chức phi lợi nhuận ở đất nước Nhật Bản làm công việc thu dọn rác thải trên các tuyến phố. Trong đó nổi bật là tổ chức Greenbird. Họ thường xuyên đi đến các tuyến phố Nhật Bản để nhặt những mẩu thuốc lá, mảnh giấy nhỏ giúp các tuyến phố luôn sạch sẽ.
4.Khu vực giao thông công cộng tại Nhật Bản luôn sạch bóng
Có cả một đội ngũ lao công đảm nhận công việc dọn dẹp ở những nơi giao thông công cộng. Tuy nhiên, những người dân ở đây cũng không bao giờ vứt rác bừa bãi chốn công cộng. Do đó, khi sang làm việc tại Nhật Bản bạn không nên tùy tiện vứt rác lung tung.
5.Các phương tiện giao thông không được để rơi đất cát ra đường
Các phương tiện giao thông như xe tải chuyên chở, xe ô tô, taxi…đều phải rửa sạch sẽ khi di chuyển trên đường để tránh rơi đất cát ra đường. Tại Nhật Bản, những người lái xe luôn tự hào với chiếc xe sạch sẽ của mình.
Ý thức giữ gìn môi trường ở Nhật Bản rất cao. Tất cả đều xuất phát từ sự tự nguyện và ý thức trách nhiệm của mỗi người. Đó là lý do tại sao Nhật bản nằm trong danh sách các quốc gia sạch nhất thế giới.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Xuất khẩu lao động Nhật Bản, cơ hội lớn cho người lao động

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất trên thế giới nhưng lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự giá hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng lao động nước ngoài vào Nhật bản liên tục tăng. Trong khi đó, Việt Nam lại có nguồn nhân lực trẻ dồi dào và tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Vì vậy, sự gắn kết lại sẽ tạo ra một mối quan hệ cung – cầu dựa trên những lợi ích mang lại cho cả hai bên.



1.Nhật Bản khan hiếm lực lượng lao động trẻ
Theo Bộ nội vụ và truyền thông Nhật Bản, số người từ 65 tuổi trở lên ở nước này sẽ chạm mốc 32,9 triệu người vào ngày 15/9/2014. Tỷ lệ này sẽ ngay càng tăng lên đã khiến chính phủ Nhật Bản rất lo ngại. Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng đã đẩy Nhật bản đứng trước nhiều thách thức, trong đó có vấn đề về thiếu hụt lực lượng lao động. Điều này khiến các doanh nghiẹp Nhật có xu hướng tuyển dụng nhiều lao động nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
2.Thị trường lao động Việt Nam – đơn vị cung ứng nguồn lao động dồi dào
Việt Nam là nước có dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn dân số nên sẽ là thế mạnh trong việc cung cấp nguồn lao động.
Bên cạnh đó, theo nhiều đánh giá, lao động Việt đã được đào tạo kỹ năng sẽ hòa nhập với công việc rất nhanh. Điểm yếu đáng lưu ý của người Việt là thiếu tính sáng tạo. Trong thời gian tới, trước thách thức hội nhập, lao động Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải sự cạnh tranh với lao động của một số nước như Philippines bởi giữa lao động hai nướcc có rất nhiều điểm tương đồng.
Với mong muốn hỗ trợ nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển, chính phủ Nhật Bản thành lập trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tại 22 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu của kế hoạch này là đào tạo các kỹ năng kinh doanh, làm việc của Nhật Bản cho các nhân viên nước ngoài. Kinh phí cho việc lập các trung tâm này là nguồn vốn ODA tại những quốc gia mà Nhật Bản đánh giá là các thị trường tiềm năng. Việc lập những trung tâm nói trên được đánh giá là sẽ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài vì họ có thể nhanh chóng tiếp cận được nguồn nhân lực đủ năng lực. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt đối với lao động Việt Nam khi tham gia làm việc tại các công ty do Nhật Bản đầu tư.
Lời kết
Nhật Bản là thị trường vô cùng tiềm năng với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân mỗi người lao động cần trang bị cho mình nhiều kiến thức cần thiết, kỹ năng cũng như vốn tiếng Nhật qua các doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu lao động để có thể sang Nhật làm việc một cách thuận lợi, với mức lương cao.

Blog Archive

Hot News

Được tạo bởi Blogger.

Random Posts

News

Design

Pages

Technology

Circle Gallery

JVNET - XKLĐ NHẬT BẢN © 2013 Published By Gooyaabi Templates Supported by Best Blogger Templates and Premium Blog Templates - Web Design