Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang thu hút sự quan tâm
của lao động Việt Nam. Bởi thị trường này giúp người lao động có công việc ổn định,
thu nhập cao và nhiều chế độ phúc lợi. Đi xuất khẩu lao động trong ngành nông
nghiệp cũng thu hút được người lao động, bởi đa số người lao động đều xuất thân
từ các vùng nông thôn nghèo và đã quá quen thuộc với ngành nông nghiệp. Tuy
nhiên, một trở ngại có thể được coi là lớn nhất đó là mức lương trong ngành
nông nghiệp thường thấp hơn các ngành khác, nên sự hấp dẫn của ngành này đối với
người lao động có phần giảm hơn.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp có đặc
điểm gì?
1.Tiêu chí tuyển dụng
Các tiêu chí tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động
trong ngành nông nghiệp tại Nhật Bản không có gì quá khó khăn, phù hợp với năng
lực của người lao động Việt Nam. Đây là những yếu tố giúp người lao đông dễ
dàng trúng tuyển các đơn hàng từ đối tác Nhật Bản.
Xem thêm:
2.Những chế độ phúc lợi
-Người lao động khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
ngành nông nghiệp không cao lắm so với các ngành nghề khác như cơ khí, xây dựng.
Mức lương trung bình dao động từ 130.000 – 140.000 yên/tháng. Mức lương cụ thể
sẽ tùy thuộc vào từng đơn hàng.
- Người lao động sẽ làm việc 8h/ngày và các ngày nghỉ
theo luật lao động Nhật Bản. Làm thêm giờ, làm thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ tết
sẽ được tính tiền làm thêm theo quy định.
- Được cung cấp đầy đủ các vật dụng bảo hộ lao động
- Được hưởng đầy đủ các chế độ y tế, bảo hiểm theo
quy định của pháp luật Nhật Bản
3.Những thuận lợi trong ngành nông nghiệp
- Xuất khẩu lao động trong ngành nông nghiệp hiện
đang là một trong những hoạt động mà chính phủ của hai nước khuyến khích và hỗ
trợ các khoản tiền và chi phí thấp hơn
- Công việc làm nông nghiệp khá quen thuộc với đa số
người lao động Việt Nam
- Nhu cầu tuyển dụng lớn nên khả năng trúng tuyển rất
cao
- Công việc trong ngành nông nghiệp an toàn, không độc
hại do nông nghiệp Nhật Bản hầu như không dùng hóa chất trong nuôi chồng như tại
Việt Nam.
- Công việc không nặng nhọc như các ngành như cơ
khí, xây dựng; cũng không áp lực về thời gian như ngành dệt may, điện tử.
4.Những khó khăn trong ngành nông nghiệp
- Mức thu nhập trung bình không cao như các ngành
nghề khác. Đây có thể xem là cản trở lớn nhất đối với người lao động khi muốn
tham gia công việc này. Bởi đa số người đi xuất khẩu lao động đều chấp nhận làm
các công việc nặng nhọc để có mức lương cao, nâng cao thu nhập phụ giúp gia
đình.
- Công việc đòi hỏi tính kỷ luật và tuân thủ các quy
định chặt chẽ trong ngành nông nghiệp tại Nhật Bản.
- Số lượng các công việc trong ngành nông nghiệp
không quá nhiều và đa dạng nên không có nhiều lựa chọn cho lao động Việt Nam
Hy vọng những thông tin JVNET cung cấp trên đây đã
giúp bạn có cái nhìn khái quát khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông
nghiệp.
0 comments:
Đăng nhận xét